Dư luận viên, anh là ai?

By | 2016-05-20

(Ảnh: Getty Images)

Cư dân mạng Trung Quốc gọi lực lượng dư luận viên là Đảng 5 Hào (Ngũ Mao Đảng, 五毛党, Fifty Cent Party). Lâu nay, chưa mấy ai biết gì nhiều lực lượng này ngoài đồn đoán họ là người của nhà nước và được trả 5 hào cho mỗi lần viết hoặc bình luận trên mạng xã hội. Bởi vậy dư luận viên mới có tên wumao, 50-center; tiếng Anh còn có các từ khác là pro-government (paid) troll / shill.

Nhờ một bài nghiên cứu ngày 17-5-2016 của ba giáo sư ở Harvard, Stanford, và Đại học California tại San Diego, bá tánh biết rõ hơn về ngũ mao đảng, lực lượng đảm trách công tác “định hướng dư luận” (public opinion guidance) ở Trung Quốc. Nghiên cứu này khẳng định ở Trung Quốc có “một chiến dịch bí mật quy mô lớn” (“massive secret operation”) với công suất ngụy tạo khoảng 488 triệu mục viết/bình luận (post) trên các mạng xã hội mỗi năm.

Chiến dịch này nằm trong nỗ lực “thường xuyên đánh lạc hướng công chúng và thay đổi chủ đề” đi chệch ra khỏi bất cứ vấn đề liên quan tới chính sách nào mà có nguy cơ khiến người dân phẫn nộ tới mức xuống đường biểu tình (“regularly distract the public and change the subjectfrom any policy-related issues that threaten to anger citizens enough to turn them out onto the streets). Nhưng nghiên cứu này không phát hiện bằng chứng nào cho thấy dư luận viên quả thực được trả 5 hào, và không phát hiện bằng chứng nào cho thấy dư luận viên nhảy vào tranh luận trực tiếp và kịch liệt với đối thủ. Phần lớn đã là công chức ăn lương nhà nước (bureaucrats already on the public payroll), làm theo chỉ thị của chính quyền giữa lúc dầu sôi lửa bỏng để phủ đầy mạng xã hội bằng những [luận điệu] tung hê ủng hộ chính quyền (responding to government directives at a time of heightened tension to flood social media with pro-government cheerleading).

Trong hai năm rưỡi qua, chính phủ Trung Quốc vừa đấm vừa xoa (has used a combination of muscle and guile) để ép những người dẫn dắt dư luận trên mạng phải quy phục (to cow online opinion leaders into submission), khóa miệng để mạng xã hội không thể là một thế lực chính trị  muzzling social media as a political force), và tước mất phần lớn tính độc lập của đối thoại công cộng (leaching public dialogue of much of its independence). Nhưng mạng xã hội Trung Quốc vẫn là một không gian đầy tranh luận quyết liệt (a contested space) giữa cánh tả (leftists) và cánh hữu (rightists).

Cánh tả tức là giới bảo thủ (conservatives) và giới tân Khổng (neo-Confucianists), những người muốn kết hợp chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa kiên định (stout Chinese nationalism), niềm ao ước về chủ nghĩa xã hội tái xây dựng (a yearning for reconstructed socialism), và mong muốn quay lại với hệ thống thứ bậc và tính hiếu thảo (the quest for a reversion to hierarchy and filial piety).

Cánh hữu (tức phe có thiên hướng cải cách, reformists) tiếp tục cổ xúy những cái được phương Tây công nhận là các giá trị phổ quát, như dân quyền và nhân quyền, tính minh bạch của chính quyền, và dân chủ và chủ nghĩa hợp hiến (espouse what a Westerner would recognize as universal values, such as civil and human rights, government transparency, and democracy and constitutionalism).

Hai phe này thường chửi rủa nhau hơn là tranh luận bằng tư tưởng (more common for the two camps to exchange barbs than ideas). Cánh tả gọi cánh hữu là đồ phản bội / bán đứng (sellout, từ này còn hàm ý là ăn tiền hoặc vì danh lợi mà đi ngược lại những giá trị của chính bản thân), đồ trở mặt (turncoats), và “trí thức của công chúng” (“public intellectuals”, từ này có hàm ‎ý khinh bỉ). Còn cánh hữu gọi cánh tả là “ngũ mao đảng” (“50-centers”) bất kể ai trả tiền cho họ.

Những dư luận viên thực sự hóa ra cũng ít tranh cãi hay rủa xả người đối thoại với mình, mà thường canh thật đúng lúc để “xoắn” những lời nhảm nhí hùng hồn vào các cuộc thảo luận quan trọng (far less likely to trade arguments or insults with their interlocutors than they are to stream peppy drivel into major discussions at just the right time). Trong số những post được các nhà nghiên cứu phân tích, 80% được xếp vào loại “tung hê ca tụng” (“cheerleading”), và 13% là “tán dương hoặc‎ ý kiến không tranh cãi” (“non-argumentative praise or suggestions”). Trong đó có những câu xoắn cực đỉnh (barn-burners) như, “Chúng ta đều phải làm việc chăm chỉ hơn, tự lực, chủ động tiến tới” và “Chúng ta hy vọng trung ương sẽ càng ủng hộ chúng ta hơn nữa.” (Cũng nên đọc lại bài trào phúng Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ dư luận viên mà tôi đã dịch cách đây mấy năm.)

Dù rất đáng nể, số lượng 488 triệu post ngụy tạo chẳng là bao so với khoảng 800 tỉ post trên các mạng xã hội rất sôi động của Trung Quốc mỗi năm. Và dư luận viên chỉ dành khoảng một nửa công sức của mình để viết trên sân nhà của các trang mạng do nhà nước quản lý (on the friendly terrain of government-run websites), nghĩa là cứ 178 post trên các mạng xã hội có tính thương mại ở Trung Quốc mới có một post thực sự của dư luận viên. Để tối đa hóa ảnh hưởng, lời bình phần lớn xuất hiện vào lúc có tranh luận trên mạng kịch liệt, khi số người tham gia tăng vọt – và, theo nhận định của các nhà nghiên cứu, khi có khả năng cao nhất để sự phản đối trên mạng biến thành phản kháng trên thực tế (when  the possibility of online protest emerging into the real world is highest).

PVLH

(Tóm tắt bài viết trên Foreign Policy. Có thể đọc thêm về chuyện này trên Bloomberg.)

Bài liên quan: Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ dư luận viên




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *