Lý giải cuộc biểu tình ở Thái Lan bằng Lemon Law

By | 2013-12-03

Có thể dùng khái niệm thông tin bất cân xứng (asymmetric information) trong thị trường xe cũ và dỏm (market for lemons) của nhà kinh tế học đoạt giải Nobel George Akerlof để lý giải phần nào cuộc biểu tình đòi lật đổ chính phủ Thái Lan (và cuộc biểu tình tương tự ở Ai Cập trước đây). Cách giải thích này được Daniel Altman, giáo sư kinh tế ở Trường Quản trị Kinh doanh Stern thuộc NYU, đưa ra trong một bài ngắn trên Foreign Policy hôm nay. Đại ý như sau:

lemonsGiả dụ ta đi mua xe cũ (used car). Trên thị trường, lắm con xe cũ còn tốt, mà cũng chẳng thiếu con xe dỏm (gọi là lemon, chẳng phải nghĩa [trái] chanh thường gặp). Làm sao phân biệt đâu vàng đâu cám. Để chắc ăn, ta chẳng bao giờ muốn trả tiền đúng giá trị trọn vẹn của chiếc xe cũ, vì luôn có khả năng mua nhầm lemon. Còn người bán biết chẳng thể bán được đúng giá trị trọn vẹn của xe cũ [loại tốt], nên thường chỉ bán lemon. Tình trạng bất cân xứng thông tin (asymmetry of information) – tức là một bên biết nhiều về sản phẩm hơn bên kia – dẫn tới thất bại của thị trường (market failure).

Tuy không nhắc đến trong bài, nhưng bằng các ví dụ về chính trị, tác giả ngầm  đến hai khái niệm liên quan là adverse selectionmoral hazard. Adverse selection (lựa chọn bất lợi) là kiểu lợi dụng thông tin bất cân xứng trước khi diễn ra giao dịch; ví dụ như trường hợp xe lemon nói trên, hay những người có rủi ro cao thường mua bảo hiểm nhiều hơn, khiến hãng bảo hiểm ngại là pool of risk sẽ cao hơn, nên để chắc ăn đành tính bảo phí (premium) cao hơn. Moral hazard là kiểu lợi dụng thông tin bất cân xứng sau khi diễn ra giao dịch; ví dụ sau khi mua bảo hiểm xe, tài xế có thể bất cẩn hơn, chạy ẩu hơn, hay thậm chí cố tình như người mua bảo hiểm hỏa hoạn có thể tự đốt nhà để lấy tiền bồi thường. Thuật ngữ moral hazard có nơi dịch là rủi ro đạo đức, có nơi dịch là tâm lý ỷ lại; tôi thích cách thứ hai hơn.

Bây giờ giả sử xem chính trị là một thị trường. Chính khách là người bán thời gian và công sức để đổi lại [việc được bầu nắm chức vụ có] quyền lực để thực hiện các ý đồ / mục tiêu của mình. Ở các nền dân chủ không vững vàng, quyền lực có thể bị tước đi bằng những phương cách khác không phải qua bầu cử (các chính khách Thái Lan đã có kinh nghiệm xương máu này ít nhất là từ năm 1976). Quyền lực mong manh nên giới chính khách Ai Cập và Thái Lan sẽ chẳng được hưởng “giá trị trọn vẹn” của việc thắng cử. Bởi vậy, theo tiên đoán của mô hình Akerlof, chỉ có lemon (ở đây là chính khách dỏm) tham gia chính trường ở Ai Cập và Thái Lan. Đây là ví dụ về adverse selection. Với tư cách là người mua, cử tri / nhân dân không bao giờ biết chắc chắn các chính khách có giữ đúng lời hứa khi đã nhậm chức hay không; luôn có khả năng chính khách sau khi được bầu lên khiến người dân thất vọng. Đây là ví dụ về moral hazard.

Akerlof đề xuất một số phương án giải quyết kiểu market failure này. Ví dụ dùng bảo hành: nếu người mua thất vọng về sản phẩm thì có thể đổi lấy hàng mới hoặc được hoàn tiền. Trong chính trị, bảo hành có thể là khả năng có thể luận tội (impeach) lãnh đạo hoặc giải tán chính quyền bằng bỏ phiếu bất tín nhiệm (dissolve the government through a vote of no confidence). Nếu không thực hiện được hai cơ chế này thì có thể dùng phương án bầu cử thường xuyên hơn để cử tri có cơ hội bầu lãnh đạo mới.

Tác giả cũng nêu thêm ví dụ về chế độ ở Trung Quốc và Mỹ, với câu này khá lý thú: “Trung Quốc coi trọng người bán, còn Mỹ tôn trọng người mua” (China puts the sellers first, while the United States favors the buyers).

Mời đọc toàn bài tiếng Anh dưới đây. (PVLH)

Lemon Law

How crappy used cars explain the chaos in Thailand and Egypt.

by Daniel Altman

Foreign Policy Magazine, December 3, 2013

Haven’t we seen this movie before? Here’s the plot: a democratically elected government tries to enact controversial new policies, protests ensue, the military gets involved, and soon the government is at risk of being forcibly removed. It’s happened in Egypt, and now it may be happening in Thailand. But why?

A cynical observer might conclude that in both cases, the military was taking advantage of protests by a minority to hand power back to its favored elites. Yet there’s a chance that the protests in Egypt and Thailand have actually represented the opinion of the majority. After all, plenty of Egyptians who voted for the Muslim Brotherhood were outraged by its attempts to consolidate power, just as many Thais who supported Prime Minister Yingluck Shinawatra were appalled by a proposed amnesty for corrupt politicians — including her brother, the former Prime Minister Thaksin Shinawatra.

Perhaps voters just didn’t get what they expected. But rather than wait for the next elections, they poured into the streets to demand immediate change. In Egypt, with the help of the military, they got it. Given the recent precedent, they may get it in Thailand as well.

This series of events bodes ill for democracy in both countries. Fortunately, at its root is a very familiar problem.

Imagine you’re buying a used car. Some used cars are good and some are lemons, but you can’t tell with certainty which are which. As a result, you’ll never be willing to pay a seller the full value of a good used car; there will always be some chance that it’s a lemon. And since no seller will be able to get full value for a good used car, only lemons will be for sale — and no one will want to buy them.

This is Nobel laureate George Akerlof’s market for lemons. Because of the asymmetry in information about cars between buyers and sellers, the market breaks down. The same can be true for politicians.

That’s because elections suffer from an asymmetry of information, too. Voters can never be completely sure what politicians will do once in office, so there’s always a chance that they’ll disappoint voters in some way. This isn’t a huge problem for democracy in itself; plenty of American voters were angered by George W. Bush’s wars and Barack Obama’s failure to chase down wrongdoers from the global financial crisis, but no coups or revolutions ensued. Yet when governments are more fragile, the electoral “market” can begin to break down.

In elections, politicians are the sellers of their own time and effort. They offer this effort in exchange for the power to implement their agendas. The trouble starts when that power can be easily taken away. Thai politicians have known since 1976 or earlier that they could be removed from office through means other than elections, and Egyptian politicians have learned it more recently. With only a tenuous grip on power, neither Egyptian nor Thai politicians will ever get “full value” for winning an election. As a result, Akerlof’s model predicts that only lemons — in this case, bad politicians — will enter politics in Egypt and Thailand.

How can this problem be solved? One way is to protect elected governments. Rather than appearing to submit to the will of protestors, the military would back elected leaders to the hilt. But in countries lacking robust systems of checks and balances, an unconditional guarantee of security for elected governments might give them a license for all sorts of abuses.

Akerlof proposes some alternatives in his original paper. One is a warranty: if you’re disappointed by the product you’ve purchased, you can get a new one or your money back. In politics, the closest thing to a warranty is the ability to impeach leaders or dissolve the government through a vote of no confidence (which, incidentally, Yingluck recently survived). Failing either of those mechanisms, frequent elections at least ensure that voters have a chance to pick new leaders on a regular basis.

Frequent elections have their drawbacks, though. Recently, the two-year cycle of national elections in the United States has come in for criticism, given the almost constant campaigning that has resulted. Some pundits have even suggested that the Chinese system, where politicians essentially have a ten-year mandate, is superior. Yet the Chinese and American models can both be viewed as fixes for the market for lemons.

In China, the government — albeit not an elected one in a way Americans would recognize — has a strong grip on power for a set period of time, offering “full value” to politicians. In the United States, mistaken “purchases” by voters can be quickly corrected. China puts the sellers first, while the United States favors the buyers.

Which group would you choose?

Daniel Altman teaches economics at New York University’s Stern School of Business and is chief economist of Big Think. Follow him on Twitter@altmandaniel.

One thought on “Lý giải cuộc biểu tình ở Thái Lan bằng Lemon Law

  1. Pingback: THIS CAR IS A LEMON | Dollars and Sense

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *