Ngoại giao cần câu: đòn mới của Trung Cộng ở Biển Đông

Chuyện xứ lạ, Dịch là phản dịch, Làm quan

fishing-boatXưa nay đã nghe nói Tàu có các kiểu “ngoại giao bóng bàn” (ping-pong diplomacy), hay “ngoại giao gấu trúc” (panda diplomacy). Nay nghe nói Trung Cộng đang chơi kiểu “ngoại giao cần câu” (fishing-pole diplomacy) trên Biển Đông. Đây là từ do tác giả Harry J. Kazianis dùng trong bài 50.000 vũ khí bí mật của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] (China’s 50,000 Secret Weapons in the South China Seatrên The National Interest ngày 30/7/2014.

Tác giả dẫn một bản tin của Reuters về chuyện chính phủ Trung Quốc hỗ trợ thực phẩm và phương tiện kỹ thuật cho các tàu đánh bắt trong các vùng biển đang tranh chấp với các nước. Một thuyền trưởng ở Hải Nam cho biết Bắc Đẩu (Beidou), hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh do Trung Quốc sản xuất, giúp ông kết nối trực tiếp với lực lượng tuần dương Trung Quốc nếu ông gặp thời tiết xấu hoặc đụng tàu tuần tiễu của Philippines hay Việt Nam khi đang đánh bắt trong vùng Biển Đông đang tranh chấp. Tính đến cuối năm ngoái, hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu đã được lắp đặt trên hơn 50.000 tàu đánh bắt của Trung Quốc. Ở Hải Nam, cửa ngỏ của Trung Quốc ra Biển Đông, các thuyền trưởng chỉ trả 10% chi phí, chính phủ trợ giá phần còn lại.

Trong chiến lược đa dạng (multi-pronged strategy) để chiếm đoạt Biển Đông, ngoài những trò xây đảo nhân tạo và “tằm ăn dâu” (salami-slicing), Trung Cộng nay lại bỏ tiền chu cấp cho tàu bè ồ ạt ra khai thác. Bởi vậy, Harry J. Kazianis đặt câu hỏi có phải xu thế “ngoại giao cần câu” đang trỗi dậy.

© 2014 Phạm Vũ Lửa Hạ

Bài liên quan:

 

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.