“The Hunger Games” nhìn từ góc độ kinh tế học

Dịch là phản dịch, Làm quan

hunger-gamesThe Hunger Games: Catching Fire, phim thứ hai dựa trên bộ sách 3 cuốn rất ăn khách (blockbuster trilogy) của tác giả Suzanne Collins, khởi chiếu hôm thứ Sáu 22/11. Nhân dịp này trang Slate.com đăng lại bài viết The Economics of The Hunger Games của Matthew Yglesias cho trang này hồi năm ngoái, khi phim thứ nhất The Hunger Games được công chiếu. Tác giả đặt câu hỏi liệu trên thực tế có nước nào có nền kinh tế giống như nền kinh tế của quốc gia hư cấu Panem hay không. Tác giả lý giải câu chuyện The Hunger Games bằng lý thuyết phát triển kinh tế được hai giáo sư Daron Acemoglu và James Robinson đề cập trong cuốn sách kinh tế đình đám năm rồi Why Nations Fail. Bản dịch tiếng Việt có nhan đề Tại sao các quốc gia thất bại (Trần Thị Kim Chi, Hoàng Thạch Quân và Hoàng Ngọc Lan dịch; Vũ Thành Tự Anh hiệu đính) đã được Nhà xuất bản Trẻ in năm 2013.

Đây là bài trong mục Reader của trang Dollars and Sense do tôi mở trên Facebook, chuyên về học tiếng Anh qua bài đọc kinh tế và kinh doanh (PVLH)

The Economics of The Hunger Games

Could any real country have an economy like Panem’s? Actually, yes.

By Matthew Yglesias

At first glance, the economic landscape depicted in Suzanne Collins’ best-selling Hunger Games trilogy doesn’t make much sense. Despite its post-apocalyptic condition, the fictional nation of Panem is quite technologically advanced. It has high-speed trains, hovercrafts, extraordinary genetic engineering capabilities, and the ability to create extremely advanced weapons. And yet Panem is also a society of tremendous economic inequality, with clear examples of absolute economic deprivation and even famine (nạn đói).

  • Văn chương và điện ảnh nói về ngày / sự tận thế hay một đại thảm họa với nhân loại (apocalypse) được xếp thành tiểu thể loại khoa học giả tưởng gọi là apocalyptic sub-genre. Các tác phẩm loại này còn được gọi là doomsday fiction / film, ví dụ gần đây có các phim World War Z, Elysium, Ender’s Game, 2012, … Post-apocalyptic condition chỉ những gì còn lại trên thế gian sau ngày tận thế, hay đại thảm họa.
  • Quốc gia hư cấu Panem khá tân tiến về công nghệ, nhưng có tình trạng bất bình đẳng kinh tế rất cao. Economic deprivation nghĩa là sự tước đoạt phương tiện hoạt động kinh tế, ở đây hàm ý người dân Panem bị tước mất kế sinh nhai, không có cách gì để tạo ra thu nhập nuôi bản thân và gia đình. Cụm từ này thường được dùng (hay lạm dụng) như uyển ngữ (euphemism) thay cho poverty. Tính từ liên quan là economically-deprived (hoặc economically-disadvantaged), ví dụ economically-deprived children.

Economic theory teaches us that over the long term, prosperity is driven by two factors—capital accumulation and the “Solow residual” of technology—and that of the two elements the technology is more important. Perhaps the best example comes to us from the experience of Germany and Japan around World War II. These were, before the war began, prosperous, technologically advanced societies rich in industrial capital. They had the capacity, in other words, to build the tanks and bombs and aircraft carriers one would need to mount a successful effort at global conquest. But during the course of the war, the capital stock of both countries was run down to almost nothing by massive Allied bombing. In the very short-term, this impoverished both countries, but they bounced back remarkably quickly. Knowing how to build a prosperous society, in other words, was more important than actually having the physical stuff.

  • Trong mô hình tăng trưởng kinh tế của nhà kinh tế học Robert Solow (đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1987), số dư Solow (Solow residual) là số đo tăng trưởng năng suất thực nghiệm trong một nền kinh tế từ năm này qua năm khác, hoặc từ thập niên này qua thập niên khác. Số dư Solow chỉ phần tăng trưởng không giải thích được bằng việc tích lũy vốn / tư bản (capital accumulation) hay tăng đầu vào như lao động. Khái niệm có liên quan là TFP. Mức tăng trưởng sản lượng gồm tăng trưởng về các yếu tố sản xuất (factors of production) hay nhập lượng / đầu vào (inputs) như vốn / tư bản và lao động, và tăng trưởng về hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào đó. Mức tăng trưởng hiệu quả đó được gọi là năng suất yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity, TFP). Hơn mười năm trước, tôi có dịch một bài đọc ngắn về TFP của giáo sư David Dapice; bạn cứ Google cụm từ “Căn bản về năng suất yếu tố tổng hợp” sẽ tìm thấy bản PDF.
  • Mệnh đề “… that of the two elements the technology is more important” không có gì quá khó. Chỉ nêu ra để lưu ý cách ngắt câu khi đọc, vì đôi khi đọc nhanh quá, nếu không để ý thì ngắt sai và hiểu sai. Ở đây, that mở đầu mệnh đề danh từ (noun clause) thứ nhì đi sau động từ teaches. Lỗi hiểu thường gặp là đọc liền từ that với cụm từ of the two elements (trong hai yếu tố này).
  • Physical stuff hẳn nhiên chỉ vốn / tư bản, hay nói chung tài nguyên, vật chất. Vậy đó, biết cách xây dựng một xã hội thịnh vượng quan trọng hơn có rừng vàng biển bạc.

So how can Panem, more than 70 years after the conclusion (kết thúc) of its last major battle, be so poor and yet so rich in knowledge?

A book released this week by Daron Acemoglu and James Robinson—the former a professor at MIT, the latter at Harvard—called Why Nations Fail can help shed some light on (làm sáng tỏ) bleak conditions in District 12 but also why Collins doesn’t attempt to portray everyday life in many of Panem’s other districts.

Acemoglu and Robinson’s general theory can be grasped through the lens (hiểu qua lăng kính / từ góc độ) of the “reversal of fortune” they observe in the Western Hemisphere and originally described in an academic paper co-authored with Simon Johnson. If you plot per capita income in the Americas today, you see a clear pattern with the United States and Canada ahead, the southern cone around Chile and Argentina in second place, and the middle portion much poorer. It turns out that if you turn the clock back about 500 years, the pattern was reversed. The places that are rich today were poor then, while those that are poor today were generally rich in the past. This, they argue, is no coincidence. When Spanish conquistadors showed up in the prosperous areas of Latin America, they stole all the gold they could get their hands on and then set about putting the native populations to work. They set up “extractive institutions” whose purpose was to wring as many natural resources (silver, gold, food) from the land as possible while keeping power in the hands of a narrow elite. These institutions discourage savings and investment, since everyone knows any wealth can and will be arbitrarily expropriated. And while the injustice of it all led to periodic revolutions, the typical pattern was for the new boss to simply seize control of the extractive institutions and run them for his own benefit.

  • The Americas chỉ Châu Mỹ nói chung gồm Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ; dạng số nhiều nhấn mạnh sự khác biệt giữa ba khu vực này, và phân biệt với America nhiều khi chỉ để chỉ nước Mỹ.
  • Nghĩa đen của động từ plot trong ngữ cảnh này là vẽ đồ thị / thể hiện mối tương quan (giữa hai biến số); ví dụ như plot income against years of schooling, trong đó số năm đi học là biến độc lập (independent variable, x) trên trục hoành, còn là thu nhập là biến phụ thuộc (dependent variable, y) trên trục tung, tức là muốn tìm hiểu xem thu nhập của một người có quan hệ ra sao với số năm đi học của người đó. Còn nếu nói plot a child’s IQ score against his/her parents’ income là tìm mối tương quan giữa điểm thi IQ của con với thu nhập của cha mẹ. Tất nhiên, từ plot per capita income trong đoạn này không có nghĩa quá technical như vậy, nhưng cũng liên quan, hàm ý tìm hiểu [xu hướng / mẫu hình] thu nhập bình quân đầu người.
  • Hóa ra nếu ta vặn ngược đồng hồ lại 500 năm, vận mệnh [của các quốc gia / khu vực] đổi chiều (reversal of fortune). Những vùng xưa kia nghèo nay lại giàu có (như Mỹ và Canada), và ngược lại. Chung quy cũng tại những người Tây Ban Nha đi chinh phục miền đất mới (Spanish conquistadors) vơ vét tài nguyên và bóc lột thổ dân.
  • Trong bản tiếng Việt của cuốn Why Nations Fail, extractive institution được dịch là thể chế chiếm đoạt; trong một số bài dịch khác liên quan đến cuốn này (xem link cuối bài), tôi dịch hơi “máu me” hơn một chút: thể chế bòn rút. Thực dân Tây Ban Nha lập nên các thể chế chiếm đoạt này với mục đích vơ vét (wring) tài nguyên càng nhiều càng tốt đồng thời duy trì quyền lực trong tay của một nhóm thiểu số chóp bu (keeping power in the hands of a narrow elite). Các thể chế này khiến chẳng ai muốn tiết kiệm và đầu tư vì biết có làm ra của cải thì thế nào cũng bị tịch thu sung công một cách tùy tiện (arbitrarily expropriated). Về chữ elite, xem thêm phần chú giải trong bài Party People.

The original English settlers of today’s United States had much the same idea in mind. But the problem they ran into was a lack of Indians. There was no great civilization ready to pay its wealth in tribute and then be enslaved. The only way to make the land productive was to induce (khuyến khích / kêu gọi) Englishmen to move there, which required the establishment of relatively fair political institutions. The southern United States wound up with a hybrid system based on both citizen-labor and imported slaves, while the northern U.S. had a pure free labor system. These political institutions led to an economic environment in which work and savings were rewarded, and broadly shared prosperity ensued—not coincidentally with the free area enjoying more prosperity than the slave belt.

  • Indians ở đây chỉ người da đỏ; từ này đôi khi bị dịch sai một cách ngô nghê là người Ấn Độ vì … nhìn nhầm.
  • Tuy không được nhắc đến trong bài này, inclusive institution (khái niệm đối lập với extractive institution) là ý chính của đoạn này. Bản dịch của NXB Trẻ dịch là thể chế dung hợp, còn tôi đã dịch là thể chế bao gồm (chưa ưng ý lắm). Đó là những thể chế phân phối quyền lực chính trị bình đẳng cho tất cả mọi tầng lớp, tạo điều kiện cho ai cũng có thể dự phần vào tiến trình phát triển của xã hội đó.
  • Belt hiểu là vành đai / vùng (an area characterized by some distinctive feature [as of culture, habitation, geology, or life forms]). Slave belt ở đây chỉ miền nam nước Mỹ, nơi có chế độ hỗn hợp vừa có lao động tự do vừa có nô lệ nhập khẩu, khác với miền bắc chỉ có lao động tự do.

District 12 is a quintessential extractive economy. It’s oriented around a coal mine, the kind of facility where unskilled labor can be highly productive in light of the value of the underlying commodity. In a free society, market competition for labor and union organizing would drive wages up. But instead the Capitol imposes a single purchaser of mine labor and offers subsistence wages. Emigration to other districts in search of better opportunities is banned, as is exploitation of the apparently bountiful resources of the surrounding forest. With the mass of Seam workers unable to earn a decent wage, even relatively privileged townsfolk have modest living standards. If mineworkers earned more money, the Mellark family bakery would have more customers and more incentive to invest in expanded operations. A growing service economy would grow up around the mine. But the extractive institutions keep the entire District in a state of poverty, despite the availability of advanced technology in the Capitol.

  • Quintessential là tính từ của quintessence (bản chất, phần tinh túy, hay ví dụ / đại diện tiêu biểu); nhưng đừng câu nệ từ điển quá mà khó tìm từ để diễn đạt trong tiếng Việt, chỉ đơn giản là đích thị / đúng nghĩa.
  • Mệnh đề “as is exploitation offorest” dùng cấu trúc đảo ngữ và tĩnh lược (tránh lặp lại từ banned). Chính quyền cấm dân di cư qua các khu khác để tìm cơ hội [sinh nhai] tốt hơn, và cấm cả khai thác khu rừng xung quanh có tài nguyên dồi dào. Trong tiếng Việt không có cách viết tương tự nên không thể giản lược chữ cấm.
  • Privileged nghĩa là có đặc quyền / đặc ân, ở đây có thể hiểu cụ thể là có phương tiện sản xuất. Vì đa số (mass) công nhân ở Seam (nơi nghèo nhất trong Khu 12) không có được đồng lương cho ra hồn (decent wage), mà chỉ được trả subsistence wages (mức lương rẻ mạt, không đủ sống, hàm ý bóc lột), tầng lớp privileged cũng chỉ có mức sống thấp (modest living standards), bởi các ngành kinh tế phụ trợ và dịch vụ không phát triển. Lưu ý cách dùng điều kiện cách trong mấy câu tiếp theo. Văn kể chuyện thường dùng thì hiện tại. Câu “If … earned …, … would have …” chỉ một điều kiện và kết quả không có thực trong hiện tại; động từ earned do vậy không phải chỉ quá khứ. Câu tiếp theo cũng dùng điều kiện cách dù không có if; vì ở đây ngầm hiểu là với [chuỗi] điều kiện ở câu trước.

Similar conditions would apply to the plantation agriculture we briefly see portrayed in District 8, and presumably other commodity-oriented Districts such as 7 (lumber), 10 (livestock), and 9 (grain). On the other hand, Collins wisely avoids going into detail about what life is supposed to be like in Districts specializing in luxury goods or electronics. It’s difficult to have a thriving economy in electronics production without a competitive market featuring multiple buyers and multiple sellers.

Absent market competition, personal computers never would have disrupted the mainframe market and the iPhone and Android never would have revolutionized telecommunications. Entrenched monopolists have no interest in developing new technologies that shake things up. It’s difficult to get real innovationoriented competitive markets without secure property rights, and exceedingly difficult to have secure property rights without some diffusion of political power. That needn’t (không nhất thiết) mean real democratic equalitya standard the United States and Europe didn’t meet until relatively recently—but it does mean fairly broad power-sharing, as the U.S. has had from the beginning.

  • Trong đoạn này, ta lại thấy cách dùng điều kiện cách, nhưng giả định ngược lại chuyện quá khứ với would have disruptedwould have revolutionized. Máy điện toán cá nhân (PC) đã thực sự làm đảo lộn thị trường máy tính lớn mainframe, còn iPhone và [điện thoại] Android đã thực sự tạo nên cách mạng trong ngành viễn thông. Từ absent ở đây là giới từ (preposition) có nghĩa without / in the absence of, chứ không phải tính từ (adjective). Dù không có từ if, câu này có nêu điều kiện: nếu không có cạnh tranh trên thị trường (absent market competition), thì đừng có mong có đảo lộn hay làm cách mạng như vậy.
  • Entrenched đồng nghĩa với established (lâu đời, có vị thế vững chắc). Giới độc quyền đâu có màng gì tới việc phát triển công nghệ mới có khả năng đảo lộn thị trường. Cũng như từ disrupt ở trên, cụm từ shake things up hàm ý tốt, gợi nhớ tới khái niệm creative destruction (của Joseph Schumpeter).
  • Khó có được thị trường cạnh tranh theo hướng đổi mới sáng tạo nếu không có quyền [sở hữu] tài sản được bảo đảm (ví như không bị sung công một cách tùy tiện như nói trên), mà làm sao có được tài sản được bảo đảm nếu không có san sẻ quyền lực chính trị (diffusion of political power). Ý san sẻ quyền lực này được nhắc lại ở câu cuối đoạn này (power-sharing).
  • Cụm từ “a standard the United States and Europe didn’t meet until relatively recently” có vài chỗ cần lưu ý. Do được đặt giữa hai dấu gạch ngang, đây là một ý giải thích, hay nói rõ hơn ý trước. Từ standard (tiêu chuẩn, chuẩn mực) chỉ tính bình đẳng về dân chủ (democratic equality), và mệnh đề tiếp theo đã giản lược từ nối that / which (thay thế cho standard). Câu phủ định với until thì khi chuyển sang tiếng Việt nên dùng khẳng định với mãi đến … mới: một tiêu chuẩn mà mãi đến tương đối gần đây Mỹ và Châu Âu mới đáp ứng được.

But Collins is right in line with the most depressing conclusion offered by Acemoglu and Robinson, namely that once extractive institutions are established they’re hard to get rid of. Africa’s modern states, they note, were created by European colonialists who set out to create extractive institutions to exploit the local population. The injustice of the situation led eventually to African mass resistance and the overthrow of colonial rule. But in almost every case, the new elite simply started running the same extractive institutions for their own benefit. The real battle turned out to have been over who ran the machinery of extraction, not its existence. And this, precisely, is the moral of Collins’ trilogy. [Spoiler alert: Ignore rest of this story if you haven’t finished the trilogy.] To defeat the Capitol’s authoritarian power requires the construction of a tightly regimented, extremely disciplined society in District 13. That District’s leaders are able to mobilize mass discontent with the Capitol into a rebellion, but this leads not to the destruction of the system but its decapitation. Despite the sincere best efforts of ordinary people to better their circumstances, the deep logic of extractive institutions is difficult to overcome, whether in contemporary Nigeria or in Panem.

  • Tác giả Collins có kết luận rất giống với (right in line with) kết luận đau lòng nhất của Acemoglu và Robinson: một khi các thể chế bòn rút đã bén rễ ăn sâu thì khó loại bỏ được (once extractive institutions are established they’re hard to get rid of).
  • Theo Acemoglu và Robinson, những nhà nước hiện đại của Châu Phi do thực dân Châu Âu lập ra với các thể chế bòn rút nhằm bóc lột người dân. Bất công rốt cuộc đã dẫn đến sự phản kháng của dân chúng (mass resistance) và việc lật đổ ách cai trị thực dân (overthrow of colonial rule). Nhưng trăm lần như một, giới chóp bu cầm quyền mới lại dùng chính các thể chế bòn rút đó để trục lợi cho chính mình. Hóa ra cuộc đấu tranh lại là chống lại những kẻ vơ vét, bòn rút, chứ không phải chống lại chính chế độ đó (over who ran the machinery of extraction, not its existence).
  • Spoiler alert được dùng để cảnh báo độc giả là nếu đọc tiếp thì sẽ biết cốt chuyện của cuốn sách / bộ phim đang được điểm.
  • Bài học (moral) rút ra từ The Hunger Games? Muốn đánh bại quyền lực chuyên chế / độc tài của Thủ phủ thì cần xây dựng một xã hội có tổ chức chặt chẽ (tightly regimented) và có kỷ cương cao (extremely disciplined) ở Khu 13. Giới lãnh đạo Khu 13 có khả năng huy động quần chúng để biến tâm lý bất mãn của họ đối với Thủ phủ thành một cuộc nổi dậy (mobilize mass discontent with the Capitol into a rebellion), nhưng điều này không làm tiêu tan chế độ, mà chỉ tiêu diệt kẻ cầm đầu (bản thân từ decapitation có nghĩa đen là sự chặt đầu). Tuy dân thường quả thực gắng hết sức để đổi đời (to better their circumstances), cũng khó mà thoát được tác động sâu xa của các thể chế bòn rút, dù ở Nigeria đương đại hay ở xứ Panem trong tiểu thuyết.

© 2013 Phạm Vũ Lửa Hạ

Bài liên quan:

– Tại sao các quốc gia suy vong? 

– Nhà nước vì dân 

3 comments

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.