Harriet Tubman tears the paper ceiling

By | 2016-04-20

Hôm nay 20/4/2016, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob J. Lew đưa ra đề xuất có tính lịch sử là sẽ thay thế chân dung Andrew Jackson, tổng thống Mỹ thứ 7, trên tờ 20 đô bằng chân dung của Harriet Tubman, một cựu nô lệ và nhà đấu tranh bãi nô trong thế kỷ 19. (Có thể coi Tubman là cựu thù của Jackson vì ông ủng hộ chế độ nô lệ.) Bà là phụ nữ da đen đầu tiên sẽ được in hình lên tiền Mỹ (dự kiến vào năm 2020), và là phụ nữ đầu tiên sau gần một thế kỷ.

Đề xuất này còn có kế hoạch in hình phụ nữ và các lãnh tụ dân quyền lên các tờ 5 đô và 10 đô. Ban đầu, Bộ Tài chính Mỹ định thay thế hình Alexander Hamilton trên tờ 10 đô bằng hình một phụ nữ. Nay Hamilton vẫn giữ được chỗ của mình trên tờ $10, và Abraham Lincoln trên tờ $5, chân dung các phụ nữ sẽ được thêm vào mặt sau của các loại giấy bạc đó.

Vậy có thể nói là “Harriet Tubman tears the paper ceiling“. Để hiểu ý này, mời đọc lại bài “Paper ceiling” từ trang Dollars and Sense trên Facebook cách đây vài năm.

Hình tư liệu này của tổ chức 'Women On 20's' chụp ngày 29/4/2015, thể hiện chân dung bà Harriet Tubman trên tờ 20 đô Mỹ. (AFP/Getty Images)

Hình tư liệu này của tổ chức ‘Women On 20’s’ chụp ngày 29/4/2015, thể hiện chân dung bà Harriet Tubman trên tờ 20 đô Mỹ. (AFP/Getty Images)

Hình Andrew Jackson trên tờ 20 đô hiện nay. (AP)

Hình Andrew Jackson trên tờ 20 đô hiện nay. (AP)

 

 

Word Wonder #36: paper ceiling

Aug 2, 2014

Trên mục Opinion của Los Angeles Times ngày 30/7/2014, Scott Martelle viết bài ngắn có tít “Let’s tear the paper ceiling and get some women on U.S. currency“.

Bài này nhắc tới chuyện chỉ toàn chân dung nhân vật nam giới xuất hiện tiền giấy USD, chứ chưa có nhân vật nữ nào; tổng thống Obama kể đã bị một bé gái căn vặn chuyện này. Cụ thể, trên tiền giấy đô-la Mỹ có các nhân vật mày râu như sau:

  • $1 – George Washington
  • $2 – Thomas Jefferson
  • $5 – Abraham Lincoln
  • $10 – Alexander Hamilton
  • $20 – Andrew Jackson
  • $50 – Ulysses S. Grant
  • $100 – Benjamin Franklin

Đừng mất công tra từ điển để hiểu nghĩa của paper ceiling, vì đây là kiểu vận dụng từ ngữ của tác giả. Ta hiểu được hàm ý của người viết qua ngữ cảnh của bài và một chút liên tưởng về một từ khác phổ biến và có nghĩa trong từ điển là glass ceiling. 

Glass ceiling chỉ cách phân biệt đối xử vô hình cản trở bước thăng tiến của phụ nữ và người thiểu số (an unofficially acknowledged barrier to advancement in a profession, especially affecting women and members of minorities). Gọi là glass ceiling vì nó khó thấy, không ai dám công khai thừa nhận, và không dễ phá bỏ, cứ như một cái trần nhà (hàm ý chặn trên, không cho vươn lên nữa) bằng kính cứng, trong suốt.

Tác giả nói tear the paper ceiling là nhắc tới chuyện muốn bỏ thông lệ chỉ in chân dung nam giới, và thêm các nhân vật nữ.

PVLH

One thought on “Harriet Tubman tears the paper ceiling

  1. Pingback: SẼ CHỌN MẶT AI ? (Jonathan London) | Ngoclinhvugia's Blog

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *